MXV

MXV

Sở Giao dịch Hàng hóa duy nhất tại Việt Nam

Đa dạng mặt hàng

Đa dạng mặt hàng

Đầu tư chỉ với 20 triệu

Mặt hàng nông sản - Đậu tương

Đậu tương (hay còn gọi là đỗ tương, đậu nành) là loại cây họ đậu giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Các công dụng chính của Đậu tương: Sản phẩm đậu tương có thể được dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành thực phẩm, bánh kẹo… Ngoài ra, đậu tương còn có rất nhiều ứng dụng thiết thực khác trong đời sống như trong ngành vật liệu xây dựng sinh học tổng hợp, sản xuất các sản phẩm ván và gỗ trang trí, dung môi công nghiệp, sản xuất bút chì màu, công nghiệp phụ trợ ô tô…

1. Mùa vụ trồng đậu tương:

Thông thường, đậu tương thường bắt đầu được trồng khi thời tiếp ấm áp, sinh trưởng trong mùa hè và thu hoạch khi thời tiết bắt đầu lạnh giá.

Tại Mỹ, Đậu tương thông  thường được gieo trồng  vào khoảng tháng 5 đến đầu tháng 6 và thu hoạch vào mua thu từ cuối tháng 9 cho đến cuối tháng 11.  Nông dân có thể gieo trồng sớm hoặc muộn hơn 1 chút tùy thuộc vào tình hình thời tiết.

Ở 2 nước Nam bán cầu là Brazlil và Argentina thì ngược lại, Nông dân thường bắt đầu gieo trồng vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 và thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.

2. Các nước Xuất - Nhập khẩu Đậu tương lớn nhất thế giới:

Trong tháng 9 năm 2022, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ( USDA ) ước tính rằng Sản lượng đậu tương thế giới năm 2022/2023 sẽ là 389,76 triệu tấn, thấp hơn khoảng 3,03 triệu tấn so với dự báo của tháng trước. Có 3 quốc gia sản xuất đậu tương nhiều bao gồm

  • Brazil: 149,000,000 tấn
  • United States: 119,155,000 tấn
  • Argentina: 51,000,000 tấn

Tổng cộng 3 nước này chiếm khoảng 80% nguồn cung toàn cầu. Ngoài ra, cũng còn một số nước khác trồng đậu như Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Canada, Mexico và các nước Châu Âu.

Nhập khẩu: Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ai Cập và Nhật Bản..

Xuất khẩu: Brazil, Mỹ và Argentina chiếm hơn 80% sản lượng đậu tương toàn cầu hàng năm. Đây cũng là các quốc gia đứng đầu thị phần xuất khẩu đậu tương thế giới.

3. Một số yếu tố tác động đến giá đậu tương bao gồm:

Tình hình sản xuất tại Mỹ: Hoa Kỳ là nhà sản xuất và xuất khẩu đậu tương lớn nhất toàn cầu, vì vậy các yếu tố như: chính trị, trợ cấp mùa màng, điều kiện thời tiết… có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá đậu tương. Nếu sản xuất đậu tương tại Mỹ thuận lợi, sản lượng tăng lên, sẽ khiến giá giảm xuống và ngược lại.

Nhu cầu thị trường mới nổi: Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành lớn và nhu cầu về hàng hóa nông nghiệp của nước này ngày càng tăng. Tương tự, Ấn Độ và các nước mới nổi ở Châu Phi ngày càng cần nhiều lương thực và nguồn thức ăn chăn nuôi hơn. Nguồn cầu từ các thị trường mới nổi gia tăng sẽ làm tăng giá đậu tương.

Các sản phẩm dầu thay thế: Dầu được sản xuất từ đậu tương cạnh tranh với nhiều loại dầu khác, bao gồm dầu từ hạt thầu dầu, hạt cải dầu, hạt lanh và hạt bông. Giá cả và tính sẵn có của các loại dầu thay thế có thể có ảnh hưởng đến giá đậu tương.

Giá đô la Mỹ (USD): Hoa Kỳ là nhà xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới và giá của đậu tương được tính bằng đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ mạnh làm giảm giá đậu tương, trong khi đồng đô la Mỹ yếu sẽ nâng giá lên.

TRANG THÔNG TIN

THITRUONGHANGHOA.COM.VN

Cung cấp thông tin thị trường hàng hóa phái sinh

Phân tích, nhận định xu hướng, khuyến nghị đầu tư

Đào tào kiến thức đầu tư chuyên sâu

Đồng hành xuyên suốt cùng Khách hàng

HOTLINE : 0835.806.806

 

Copyright © 2019 All Rights Reserved  

0835.806.806