MXV

MXV

Sở Giao dịch Hàng hóa duy nhất tại Việt Nam

Đa dạng mặt hàng

Đa dạng mặt hàng

Đầu tư chỉ với 20 triệu

Mặt hàng nguyên liệu công nghiệp - Ca Cao

Ca cao là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ hạt khô và lên men của cây Theobroma Cacao. Ca cao được sử dụng để sản xuất sôcôla, các sản phẩm bánh kẹo, bột ca cao và bơ ca cao. Ngoài ra, vỏ ca cao và bột giấy bao quanh hạt có nhiều công dụng thương mại như: làm thức ăn gia súc, làm phân bón, sản xuất xà phòng…

Với mức tiêu thụ hàng năm của hạt ca cao khoảng 4,5 triệu tấn, ca cao là một loại hàng hóa quan trọng trên thị trường thế giới.

Ngày nay, ca cao được giao dịch mua bán trên thị trường tương lai với mức độ thanh khoản rất cao, lên đến gần 1 triệu tấn mỗi ngày trên sàn ICEUS và ICEEUR.

Các nước Xuất - Nhập khẩu Cacao lớn nhất thế giới:

Ca cao được trồng và thu hoạch chủ yếu ở khu vực châu Phi với sản lượng chiếm tới 77,4% thế giới. Khu vực châu Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 17,8%, còn lại 4,8% thuộc về châu Á và châu Đại Dương.

Về quốc gia, Bờ Biển Ngà và Ghana là 2 nước có sản lượng thu hoạch lớn nhất, với tỷ trọng lần lượt 43% và 20% thế giới. Do đó, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai thường quan tâm đến năng lực sản xuất theo mùa vụ ở 2 quốc gia này để quyết định mua bán.

Trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Ca cao Thế giới, mùa vụ 2021-2022 (bắt đầu từ tháng 10-2021) nguồn cung sẽ thiếu hụt so với nhu cầu tiêu thụ. Theo đó, sản lượng thu hoạch dự báo khoảng 4,96 triệu tấn, tương ứng giảm 5,2% so với mùa vụ 2020-2021. Về nhu cầu tiêu thụ, dự báo sẽ tăng lên mức 5,09 triệu tấn, tương ứng tăng 2,6% so với mùa vụ trước.

Thị trường ca cao  thiếu hụt nguồn cung ảnh 2

Về thị trường tiêu thụ, mặc dù ca cao không được trồng ở châu Âu, nhưng khu vực này lại là nơi tiêu thụ ca cao nhiều nhất, với nhu cầu nghiền hạt 1,76 triệu tấn hàng năm, chiếm tỷ lệ 35,4% thế giới. Trong đó, Hà Lan tiêu thụ nhiều nhất với nhu cầu nghiền khoảng 610.000 tấn hạt ca cao mỗi năm, chiếm tỷ trọng 12%.

Tuy nhiên, với dân số chỉ khoảng 17 triệu người, nhu cầu nghiền hạt ca cao của các nhà máy ở đây còn phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu. Do đó, dù không hề trồng ca cao, nhưng Hà Lan là nước đứng thứ 4 thế giới năm 2020 về giá trị xuất khẩu các mặt hàng có liên quan tới ca cao. Đứng thứ 3 thế giới về giá trị xuất khẩu là Bỉ.

Thị trường ca cao  thiếu hụt nguồn cung ảnh 3

Một số yếu tố tác động đến giá cacao thế giới bao gồm:

Lượng cung: Hơn 60% sản lượng ca cao toàn cầu đến từ một số quốc gia ở Tây Phi với Bờ Biển Ngà. Giá ca cao có thể trải qua sự dao động nếu căng thẳng chính trị ở đất nước này xảy ra, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn cung ca cao.

Khí hậu: Điều kiện khô hạn kéo dài hoặc mưa lớn có thể khiến vỏ quả ca cao bị khô hoặc thối. Vì thời tiết quyết định năng suất của cây trồng, nó có thể có tác động lớn đến giá ca cao.

Chu kỳ sản xuất: Chu kỳ tăng trưởng của ca cao kéo dài qua nhiều năm, nguồn cung thị trường ca cao thường không thể phản ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu ca cao và tăng đột biến về giá.

Giá đồng bảng Anh (GBP): Ca cao là một trong những mặt hàng hiếm hoi được giao dịch bằng bảng Anh. Khi đồng bảng yếu đi, giá ca cao trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường tương lai London.

Lựa chọn của người tiêu dùng: Ở nhiều nước phương Tây, tiêu thụ sôcôla đen đang tăng lên do sự công khai tích cực về lợi ích sức khỏe của nó. Điều đó dẫn đến tăng nhu cầu ca cao và kéo giá tăng lên.

TRANG THÔNG TIN

THITRUONGHANGHOA.COM.VN

Cung cấp thông tin thị trường hàng hóa phái sinh

Phân tích, nhận định xu hướng, khuyến nghị đầu tư

Đào tào kiến thức đầu tư chuyên sâu

Đồng hành xuyên suốt cùng Khách hàng

HOTLINE : 0835.806.806

Copyright © 2019 All Rights Reserved  

0835.806.806