Chỉ báo OBV được dùng trong phân tích kỹ thuật, giúp theo dõi xu hướng giá thị trường giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả. Hãy cùng thitruonghanghoa.com.vn tìm hiểu về cách sử dụng chỉ báo OBV để nghiên cứu về đầu tư trong các thị trường.
Chỉ báo OBV (On Balance Volume) là chỉ báo khối lượng cân bằng giúp nhà đầu tư đo lực mua và lực bán của một chứng khoán/chỉ số/tài sản (gọi chung là hàng hóa) theo thời gian. Chỉ báo này theo dõi sự tăng, giảm của khối lượng giao dịch hàng hóa trong các phiên để dự đoán những thay đổi trong xu hướng giá.
Chỉ báo OBV dự báo xu hướng giá dựa trên khối lượng giao dịch
Khái niệm chỉ báo OBV trong thị trường xuất hiện lần đầu trong cuốn sách “Granville's New Key to Stock Market Profits” của Joseph Granville (20/08/1923 – 07/09/2013) phát hành năm 1963.
Joseph Granville là người sáng tạo và phát triển chỉ báo OBV
Joseph Granville là một thiên tài phân tích kỹ thuật nổi tiếng vào những năm 1960, ông tin rằng khối lượng hàng hóa được giao dịch là chỉ số quan trọng phản ánh tình hình thị trường. Từ đó ông thiết kế ra chỉ báo OBV để dự đoán thời điểm các động thái lớn trên thị trường có khả năng lớn sẽ xảy ra dựa trên sự thay đổi của khối lượng của hàng hóa.
Granville cho rằng, khi khối lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường tăng mạnh mà không có sự thay đổi đáng kể về giá thì giá cuối cùng cũng sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.
Trong thị trường hàng hóa chỉ báo khối lượng cân bằng có thể dùng để xác định xu hướng giá và xác định phân kỳ.
Những phiên giao dịch tăng giá thường sẽ có khối lượng giao dịch cao hơn ở những phiên giảm giá, trừ khi việc giảm giá do nhà đầu tư bán tháo hàng hóa, lúc này chỉ số OBV sẽ tăng và ngược lại.
Chỉ báo OBV trong Biểu đồ giá Lúa Mì
Trong biểu đồ giá tăng, chỉ báo OBV cho thấy lực mua chủ động cao hơn lực bán, khối lượng giao dịch tăng nhanh và giá cổ phiếu sẽ tiếp diễn chu kỳ tăng trong thời gian tới.
Chỉ báo OBV giảm thì lực bán chủ động chiếm ưu thế, khối lượng giao dịch giảm làm giá cổ phiếu có thể phá các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn và xác lập đáy.
OBV dựa vào sự tăng giảm khối lượng để xác nhận xu hướng giá hàng hóa. Nếu giá hàng hóa và OBV tiếp tục tăng là tín hiệu tốt cho thấy xu hướng tăng có thể vẫn tiếp diễn.
Nếu hướng đi của nến giá ngược với chỉ báo OBV thì hiện tượng phân kỳ đang diễn ra.
Cụ thể: Nếu đường chỉ báo OBV giảm, đường dốc xuống trong khi nến giá lại tăng theo chiều dốc lên - đây là dấu hiệu chu kỳ tăng đang dần yếu đi do các yếu tố về khối lượng giao dịch không còn ủng hộ.
OBV thích hợp để xác định xu hướng giá trong dài hạn
Trường hợp chỉ báo OBV bắt đầu tăng nhưng nến giá vẫn ở xu hướng giảm cho thấy sự yếu dần của xu hướng giá giảm và chuẩn bị có một xu hướng tăng giá.
On Balance Volume thích hợp để xác định xu hướng giá cho các giao dịch dài hạn. Tuy nhiên, như bất kỳ chỉ báo kỹ thuật khác, cần kết hợp nhiều chỉ báo để có kết quả đúng đắn nhất.
Chỉ báo khối lượng cân bằng hoạt động có tính lũy kế, nếu phiên hôm nay giá cổ phiếu tăng thì khối lượng sẽ được cộng thêm vào chỉ số OBV của ngày hôm sau, ngược lại nếu giá phiên hôm nay giảm thì khối lượng bị trừ vào OBV sau.
Chỉ báo OBV có tính lũy kế
Tính lũy kế này tạo thành các đường lên xuống, giúp nhà đầu tư xác định được quá mua, quá bán của thị trường.
Công thức tính chỉ báo khối lượng cân bằng phụ thuộc vào khối lượng giao dịch và giá đóng cửa từ phiên hôm trước. Có 3 quy tắc tính OBV như sau:
Trường hợp 1: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại > giá đóng cửa phiên trước đó, thì:
OBV hiện tại = OBV trước đó + khối lượng hiện tại
Trường hợp 2: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại < giá đóng cửa phiên trước đó, thì:
OBV hiện tại = OBV trước đó - khối lượng hiện tại
Trường hợp 3: Nếu giá đóng cửa phiên hiện tại = giá đóng cửa phiên trước đó, thì:
OBV hiện tại = OBV trước đó
Khi khối lượng giao dịch những phiên giá tăng cao hơn lượng giao dịch ở những phiên giá giảm thì giá trị OBV sẽ tăng và ngược lại.
Khi chỉ số OBV tăng, đường OBV có xu hướng đi lên, thể hiện lực mua đang cao hơn lực bán và giá sẽ được đẩy lên cao hơn.
OBV xác nhận xu hướng giá TĂNG - Biểu đồ giá Dầu WTI
Khi OBV giảm thể hiện lực bán đang cao hơn lực mua và giá có thể sẽ tiếp tục giảm xuống thấp hơn.
OBV xác nhận xu hướng giá GIẢM - Biểu đồ giá quặng SẮT
Nguyên lý hoạt động của OBV tương tự như một công cụ xác nhận xu hướng giá. Giá và OBV cùng chiều cho thấy xu hướng sẽ tiếp tục.
Các nhà giao dịch cũng thường sử dụng OBV để theo dõi sự phân kỳ. Khi sự phân kỳ xảy ra khi đường OBV và đường giá tách ra, đi theo các hướng khác nhau.
Phân kỳ xảy ra khi OBV tăng lên mức cao mới, lực mua đang chiếm ưu thế, thế nhưng giá lại giảm, điều này cho thấy đà giảm của xu hướng đang dần yếu, dự đoán giá sẽ đảo chiều và tăng cao hơn.
Phân kỳ khi giá tăng trong khi OBV bằng hoặc giảm thấp hơn mức trước đó, chứng tỏ đà tăng đang yếu dần và khả năng cao giá sẽ đảo chiều giảm.
Khối lượng giao dịch hàng hóa cũng như giá hàng hóa, khi tiến đến các vùng quan trọng thì khối lượng sẽ xảy ra biến động rất lớn. Theo đó, khi giá có dấu hiệu tăng sau một xu hướng giảm, nếu OBV liên tiếp vượt lên trên vùng kháng cự thì khả năng rất cao thị trường sẽ đảo chiều đi lên.
Ngược lại, khi giá hàng hóa đang có dấu hiệu giảm sau một xu hướng tăng, nhưng OBV liên tục đi xuống phá vỡ vùng hỗ trợ thì khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều đi xuống.
Qua những thông tin thitruonghanghoa.com.vn chia sẻ, chắc hẳn phần nào các bạn đã hiểu về chỉ số OBV - chỉ số cân bằng khối lượng là gì và nắm được cách vận dụng vào phân tích để tìm ra xu hướng thị trường, giao dịch hiệu quả.
TRANG THÔNG TIN
THITRUONGHANGHOA.COM.VN
Cung cấp thông tin thị trường hàng hóa phái sinh
Phân tích, nhận định xu hướng, khuyến nghị đầu tư
Đào tào kiến thức đầu tư chuyên sâu
Đồng hành xuyên suốt cùng Khách hàng
HOTLINE : 0835.806.806