Giao dịch linh hoạt
Mua bán trong ngày
Lợi thế đòn bẩy
Đa dạng sản phẩm
GIảm phí cố định phần mềm CQG Trader dành cho khách hàng mới khi đăng kí giao dịch
Mở tài khoản trực tiếp hoặc đăng ký mở online, được chọn số tài khoản giao dịch theo sở thích.
Nạp tiền giao dịch qua tài khoản ngân hàng.
Giao dịch hợp đồng tương lai Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại, Năng lượng.
Lúa mì, ngô, gạo, đậu tương...
Đường, cà phê, cao su, dầu cọ, ca cao, cotton...
Đồng, nhôm, bạc, sắt, niken, kẽm, chì...
Dầu Brent, Dầu WTI, Xăng, khí tự nhiên...
Chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 24h
Cung cấp thông tin, cập nhật xu hướng thị trường.
Tận
tình chăm sóc và tư vấn khách hàng.
Đào tạo kiến thức chuyên sâu.
Đồng
hành cùng Nhà Đầu Tư.
HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0835.806.806
Rất mong quý khách sớm liên lạc với chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc để lại thông tin để nhận khuyến nghị đầu tư hiệu quả nhất !
Bước 1: Đăng ký mở tài khoản online TẠI ĐÂY
Bước 2: Làm theo các bước hướng dẫn từ chuyên tiên tư vấn.
- Tính 2 chiều: NĐT thu lợi nhuận cả khi thị trường tăng và giảm điểm.
- Tính minh bạch: Thị trường mang tính toàn cầu, kết nối liên thông với sàn hàng hóa quốc tế thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam. NĐT sẽ giao dịch dựa trên biến động các loại hàng hóa thực, do đó thị trường sẽ không bị kiểm soát và chi phối bởi các nhà tạo lập thị trường.
- Tính pháp lý: Giao dịch hàng hóa được cấp phép bởi Bộ Công Thương và triển khai hoạt động giao dịch bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
- Giao dịch T+0: NĐT có thể đặt và chốt lệnh ngay trong phiên giao dịch, phù hợp với NĐT ngắn hạn, đam mê “lướt sóng”.
- Đòn bẩy cao: NĐT chỉ ký quỹ 10%-20% giá trị hàng hóa giao dịch, giúp tối ưu nguồn vốn để mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất.
Giao dịch dầu thô đã trở thành thị trường sôi động nhất thế giới bởi giá dầu thô luôn luôn biến động, sản sinh nhiều cơ…
Phương pháp SMC tập trung xác định các vùng cung – cầu và cấu trúc thị trường để phân tích cách mà các Nhà tạo lập đang…
Samuel Benner là một phú nông thịnh vượng trước khi ông mất tất cả tài sản vào cuộc khủng hoản tài chính năm 1873 ở Hoa…
Chỉ số VN30 (bluechip), đại diện cho nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên thị trường. Trên thực tế, VN30…
Giá vàng trong nước đã vượt 69 triệu đồng/lượng - ngưỡng cao nhất trong năm, nhiều người băn khoăn nên chờ giá tăng nữa…
VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã giảm lãi suất huy động cao nhất xuống còn 5,5%/năm - ngang mức thấp lịch…
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/09, Fed giữ nguyên lãi suất không đổi như đã dự kiến giá dầu giảm khoảng 1%, vàng, đồng…
Ở cuộc họp lần này, Fed không tăng lãi suất và duy trì ở phạm vi 5,25% đến 5%, mức cao nhất trong khoảng 22 năm.
Thị trường hàng hóa phái sinh đã có một lịch sử phát triển lâu dài và bền vững cách đây rất lâu, đồng thời đã xuất hiện ở rất nhiều các quốc gia khác nhau.
Xuất phát từ nền móng của quyền chọn đầu tiên trong lịch sử bởi Thales từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại cho đến Thị trường giao dịch lúa gạo tại Nhật Bản và sau đó là sự hình thành của rất nhiều sở giao dịch hàng hóa khác tại khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp.v.v. mà nổi bật trong đó chính CBOT (sau này là CME Group) là một trong những sở giao dịch hàng hóa lớn và lâu đời nhất thế giới.
Từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, thời kỳ Trung cổ tại Châu Âu, xuất phát từ những chợ trao đổi hàng hóa có sự ký kết giữa các nông dân và thương nhân mua bán.
Những năm 600 trước Công Nguyên, Nhà triết gia kiêm nhà toán học, thiên văn học của Hy Lạp cổ đại Thales bỏ một số tiền nhỏ thanh toán trước để sử dụng theo mùa các phương tiện ép dầu trong hai vùng Miletus và Chios . Sau đó mùa vụ bội thu và nhu cầu với cái phương tiện ép dầu tăng lên nên ông đã thỏa thuận thanh lý hợp đồng với các chủ phương tiện và thu lại một khoảng lợi nhuận lớn thông qua việc này. Điều này có thể được coi là quyền chọn đầu tiên trong lịch sử loài người – nền móng của quyền chọn tài chính sau này.
Nhà triết gia, toán học, thiên văn học Hy Lạp cổ đại Thales
Vào những năm 1700, gạo được cất trữ và đấu giá tại Osaka (Nhật Bản). Các bên sẽ đấu thầu với nhau và sẽ nhận được chứng từ xác nhận để tiến hành giao gạo và trả tiền.
Thị trường giao dịch lúa gạo Dojima
Sau này, những chứng từ còn được phép chuyển nhượng giữa các thương gia nên đã dẫn đến sự hình thành của thị trường mua bán những chứng từ này. Tại Dojime, thương nhân muốn giao dịch chứng từ phải thông qua những trung tâm thanh toán – nơi đứng ra chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi trả nếu thương nhân mất khả năng chi trả cho các giao dịch trên.
Thị trường giao dịch lúa gạo Dojima chính là thị trường hàng hóa phải sinh đầu tiên trên thế giới.
Sở giao dịch Thương mại Chicago (CBOT) được thành lập vào năm 1848. Tại đây, ban đầu chỉ là một sở giao dịch hàng hóa nhỏ bao gồm các loại nông sản như lúa mì, yến mạch, ngô… Người mua và người bán cùng nhau tạo nên một thỏa thuận mua bán, tương tự như hợp đồng kỳ hạn nhưng có một rủi ro rất lớn ở đây chính là việc biến động giá quá cao khiến một bên không tuân thủ cam kết. Trong những năm qua, CBOT liên tục tăng trưởng và phát triển.
Sở giao dịch Thương mại Chicago
Sau sự thành công của CBOT thì nhiều Sở giao dịch hàng hóa khác cũng được thành lập như COMEX, NYMEX, Sở giao dịch Bông New York,…
Sở giao dịch NYSE
Trong những năm 1980 và đầu 1990, làn sóng giao dịch hàng hóa phái sinh bắt đầu được phát triển tại châu Âu. Tại thời điểm này, các sở giao dịch được thành lập tại hầu hết các thị trường tài chính lớn của Tây Âu nổi bật gồm có Sở giao dịch Hợp đồng tương lai và quyền chọn tài chính London (London International Financial Futures and Options Exchange – LIFFE) tại Anh thành lập năm 1982; Sở giao dịch các công cụ tài chính (Marché à Terme International de France – Matif) tại Pháp năm 1986, và Sở giao dịch DTB tại Đức năm 1990.
Sở giao dịch Hợp đồng tương lai và quyền chọn tài chính London
Được đưa vào sử dụng đầu tiên tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) vào năm 1992 và đã nhanh chóng được chấp nhận cũng như sử dụng rộng rãi. Giao dịch điện tử mang lại cho khách hàng sự nhanh chóng, tăng tính thanh khoản, tính minh bạch và giảm chi phí phát sinh.
Bắt đầu từ Sở giao dịch hạt điều thuộc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và sau này là Sở giao dịch hàng hóa thuộc Bộ Công Thương đã tạo điều kiện cho thị trường giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển hơn nữa tại Việt Nam.
Hãy cùng thitruonghanghoa.com.vn xem lại quá trình phát triển của Thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam nhé.
Vào ngày 07/03/2002, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phối hợp cùng với Nuttrade.com LLC đã thành lập sàn giao dịch kỳ hạn Hạt điều. Sàn giao dịch này tạo ra nhằm thúc đẩy hoạt động của các loại mặt hàng nông sản và các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc thu gom hàng hóa để giao dịch với các khách hàng quốc tế. Tuy nhiên, sàn giao dịch này vẫn chưa đạt đủ chỉ tiêu như kỳ vọng và đã ngừng hoạt động chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.
Tháng 5/2002, Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) được thành lập dưới sự đầu tư của Công ty chế biến thủy hải sản Cholimex. Sàn giao dịch này thu hút được các nhà đầu tư nhờ giá sàn, kích cỡ và sản lượng tôm được thỏa thuận công khai và các hạng mục hệ thống được đầu tư về chất lượng.
Tuy vậy, mặc dù chiếm đến 80% sản lượng tôm nuôi tại Cần Giờ tại thời điểm giao dịch nhưng Sàn này đã ngừng hoạt động do không phát sinh thêm giao dịch sau vài tháng hoạt động.
Ngày 4/12/2006, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2278/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC – Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center).
Tháng 12/2008, Trung tâm đi vào hoạt động dưới sự tài trợ của Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Trung tâm này có vai trò vừa là thị trường sơ cấp, vừa là thị trường thứ cấp. Đối với thị trường sơ cấp, người sản xuất đưa sản phẩm vào giao dịch lần đầu tiên, hình thành hợp đồng nguyên thủy. Đối với thị trường thứ cấp, các hợp đồng nguyên thủy được đưa vào các giao dịch có thể mua bán lại quyền mua.
Tuy nhiên, các giao dịch phái sinh cà phê qua sàn vẫn chưa phát triển và còn nhiều hạn chế như quy định về số lượng cà phê giao dịch, vị trí của hệ thống kho bãi,… đã dẫn đến thất bại.
Vào tháng 3/2010, Sàn Giao dịch hàng hóa Sài Gòn thương tín được thành lập bởi Công ty cổ phần Giao dịch Hàng hóa Sài Gòn Thương Tín với 2 mặt hàng chính là đường thô và đường tinh. Các giao dịch phái sinh hàng hóa tại STE vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ bởi vì các giao dịch vẫn là mua bán các hàng hóa được niêm yết tại sàn.
Sau 8 tháng hoạt động, tại mỗi phiên giao dịch thì khối lượng chỉ đạt khoảng 10 tấn đường và Sàn giao dịch gần như dừng hoạt động vì không phát sinh thêm giao dịch từ phía người bán.
Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX).Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện các giao dịch cà phê, cao su, thép.
Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 486/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép sử dụng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam và tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam.
MXV được chính thức thành lập vào ngày 01/09/2010 dưới sự quản lý của Bộ Công Thương.
Ngày 20/06/2018, MXV hoàn thành đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI), là mã định danh pháp nhân bao gồm 20 ký tự chữ và số, được sử dụng trên toàn thế giới phép giao dịch liên thông hầu hết các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới .
Trải qua gần 13 năm hình thành và phát triển, MXV hiện có hơn 30 Công ty thành viên kinh doanh trực thuộc, hơn 22.000 tài khoản đang hoạt động với 42 mặt hàng được giao dịch có quy mô giao dịch hơn 5.000 tỷ mỗi ngày.
Khác với các giao dịch cơ sở, tại thị trường hoàng hóa phái sinh, Nhà đầu tư có thể thực hiện mua bán 2 chiều tức là nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được tiền khi giá hàng hóa lên và khi giá hàng hóa xuống.
Khi giá hàng hóa xuống, Nhà đầu tư có thể thực hiện mở vị thể bán, và ngược lại, khi giá hàng hóa lên, nhà đầu tư có thể thực hiện mở vị thể mua để tìm kiếm lợi nhuận
Nhà đầu tư có thể liên tục mua hoặc bán (tức đóng mở các vị thế) trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên hoặc xuống của giá hàng hóa.
Giao dịch hàng hóa hai chiều được đánh giá là có cơ hội mang lại lợi nhuận rất cao, chỉ cần các nhà đầu tư phân tích được đúng xu hướng của thị trường.
Hiện tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã liên thông với hầu hết các Sở Giao dịch Hàng hóa lớn trên thế giới như Sở Giao dịch Kim loại London - (LME); Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago - CME Group (bao gồm các Sàn giao dịch CBOT, CME, COMEX, NYMEX); Sở Giao dịch liên lục địa - ICE (bao gồm các sàn giao dịch ICE US, ICE EU, ICE Singapore); Sở Giao dịch Hàng hóa Osaka Exchange - OSE; Sở Giao dịch Hàng hóa Singapore - SGX; Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia Derivatives
Việc liên thông như vậy, Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch 23/24 giờ, 5 ngày 1 tuần từ thứ 2 đến thứ 5.
Với thời gian như vậy, NĐT có thể linh hoạt sắp xếp thời gian phù hợp để thực hiện hoạt động đầu tư của mình
Khối lượng giao dịch của thị trường hàng hóa phái sinh bình quân là hơn 4 triệu hợp đồng 1 ngày có giá trị trên 70 tỷ USD ( xấp xỉ 1,6 triệu tỷ VND), do đó chúng ta luôn có thể giao dịch đặt lệnh mua bán thành công ngay lập tức
Hiện tại với tỷ lệ đòn bẫy 1:10 đến 1:20, Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 5% - 10% giá trị 1 hợp đồng tùy theo từng loại sản phẩm là có thể thực hiện đầu tư các HĐ có giá trị từ 150 triệu đồng đến 2,7 tỷ đồng qua đó giúp nâng cao tỷ suất sinh lời trên số vốn nhỏ.
Bên cạnh đó, với 42 sản phẩm thuộc 4 nhóm : Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại, Năng lượng từ Tiêu chuẩn, Mini, Micro thì Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tự lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp cho mình với số vốn chỉ từ 10 triệu đồng.
Với tính chất giao dịch T0 và thời gian giao dịch 23/5, Nhà đầu tư có thể thực hiện mua bán liên tục nhiều lệnh trong ngày theo biến động giá của thị trường hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận.
Mặt khác, nếu xác định xu hướng dài hạn có thể tăng hoặc giảm tiếp, Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tiếp tục giữ vị thế để đạt mức lợi nhuận cao hơn.
Đặc điểm của Thị trường hoàng hóa phái sinh là không tốn phí qua đêm, không tính lãi khi sử dụng margin nên rất phù hợp với những Nhà đầu tư dài hạn.
Các mặt hàng được giao dịch trên thị trường hàng hóa là sản phẩm thực, thiết yếu và liên thông trên toàn thế giới, do đó các thông tin luôn được công khai và cập nhật.
Xem thêm : Tin tức Thị trường Hàng hóa Phái Sinh Việt Nam
Tại Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam tập trung cung cấp cho nhà đầu tư Việt Nam 4 dòng sản phẩm, các dịch vụ liên quan đến các Hợp đồng tương lai Hàng hóa phái sinh, Hợp đồng kỳ hạn Hàng hóa phái sinh, Hợp đồng Quyền chọn Hàng hóa phái sinh Hợp đồng Hoán đổi Hàng hóa phái sinh.
Là hợp đồng chuẩn hóa giữa Bên Bán và Bên Mua đối với một hàng hóa cụ thể có khối lượng và chất lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay nhưng giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Các Hợp đồng này được giao dịch thông qua Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh. Khi thực hiện giao dịch Hợp đồng tương lai Hàng hóa phái sinh , cả Bên Bên Bán và bên Mua đều phải thực hiện ký quỹ trên Sàn giao dịch hàng hóa phái sinh.
Là hợp giữa Bên Bán và Bên Mua đối với một hàng hóa cụ thể có khối lượng và chất lượng theo thỏa thuận giữa Hai bên với giá thỏa thuận hôm nay nhưng giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Các Hợp đồng này được ký kết không có sự tham gia của tổ chức trung gian. Bên Bán và Bên Mua có thể thực hiện chuyển nhượng Hợp đồng này thông qua Sàn giao dịch hàng hóa phi tập trung (OTC).
Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Đối tượng của hợp đồng quyền chọn không phải hàng hóa, mà là quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán đối với hàng hóa. Quyền này cho phép người mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, được mua hoặc bán: (i) một số lượng xác định các loại hàng hóa; (ii) tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai; (iii) với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Là loại hợp đồng cho phép hai bên trao đổi giữa giá cố định và giá biến động của một loại hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng hoán đổi hàng hóa không có sự tham gia của việc giao dịch thực tế sản phẩm hàng hóa.
Có 42 mặt hàng thuộc 4 nhóm hàng hóa được giao dịch trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam là :
Nhóm Nông sản gồm 10 sản phẩm : Ngô, Ngô Mini, Khô Đậu Tương, Dầu Đậu Tương, Lúa Mì, Lúa Mì Mini, Gạo Thô, Lúa Mì Kansas.
Xem thêm : Danh sách Sản phẩm Nhóm Nông sản
Nhóm Nguyên liệu công nghiệp gồm 9 sản phẩm : Cà phê Arabica, Đường 11, Cà phê Robusta, Cao Su RSS3, Cotton, Cacao, TSR20, Dầu Cọ Trắng, Đường Trắng.
Xem thêm : Danh sách Sản phẩm Nhóm Nguyên liệu Công nghiệp
Nhóm Kim Loại 14 sản phẩm: Bạch Kim, Bạc, Đồng, Quặng Sắt, Đồng LME, Nhôm LME, Chì LME, Thiếc LME, Kẽm LME, Niken LME, Bạc Mini, Bạc Micro, Đồng Mini, Đồng Micro.
Xem thêm : Danh sách Sản phẩm Nhóm Kim loại
Nhóm Năng Lượng gồm 9 sản phẩm: Dầu Brent, Dầu WTI Mini, Dầu ít Lưu Huỳnh, Khí tự nhiên, Xăng pha chế, Dầu WTI, Dầu Brent Mini, Khí tự nhiên Mini, Dầu WTI Micro.
Xem thêm : Danh sách Sản phẩm Nhóm Năng lượng
Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam với cơ quan thực hiện là Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam trở thành cổng kết nối trung gian uy tín và duy nhất của Việt Nam ra thị trường hàng hoá quốc tế.
Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam phát huy những lợi thế cạnh tranh ngành nông sản, nguyên liệu , tạo bước đột phá trong sự hội nhập của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa vào hệ thống kinh tế thế giới;
Tạo nên một phương thức giao dịch mới ở Việt Nam phù hợp với xu thế của thế giới;
Góp phần xóa bỏ khoảng cách giữa các nhà sản xuất với thị trường, chống tình trạng đầu cơ và ép giá nông dân;
Xóa bỏ tình trạng được mùa - mất giá đối với nông sản Việt Nam và góp phần chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng hóa Việt Nam;
Phòng ngừa rủi ro – Bình ổn về giá – Phục vụ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Sở giao dịch hàng hóa cũng là nơi huy động vốn phục vụ sản xuất; gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa, quá trình hội nhập vào thị trường hàng hóa toàn cầu của nông sản Việt Nam;
Thông qua các Sở giao dịch hàng hóa, góp phần tiêu thụ hàng hóa, kết nối cung - cầu đối với mặt hàng nông sản hàng hóa ở nước ta thời gian qua, mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Nhà đầu tư trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam bao gồm Nhà đầu tư cá nhân và Nhà đàu tư Tổ chức
Nhà đầu tư Cá nhân trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam là những chủ thể cá nhân thực hiện mở tài khoản cá nhân để tham gia trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam. Nhà đầu tư cá nhân có thể là nông dân sản xuất trực tiếp hàng hóa hoặc cá nhân tham gia đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch giá của các loại hàng hóa trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam.
Nhà đầu tư Tổ chức trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam là những chủ thể thực hiện mở tài khoản Doanh nghiệp để tham gia trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam. Nhà đầu tư Tổ chức có thể là Doanh nghiệp sản xuất trực tiếp hàng hóa, Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc Doanh nghiệp tham gia đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch giá của các loại hàng hóa trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam.
Thành viên kinh doanh trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam là trung gian kết nối giữa Nhà đầu tư và Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam. Thông qua Thành viên kinh doanh, Nhà đầu tư có thể thực hiện đăng ký mở tài khoản tại Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam, ký quỹ giao dịch và thực hiện giao dịch MUA – BÁN trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam.
Xem thêm : Danh sách Thành viên Kinh doanh trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam
Sở Giao Dịch Hàng Hóa trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam được Bộ Công Thương cấp phép. Thông qua các Thành viên kinh doanh, Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam kết nối các hoạt động MUA – BÁN hàng hóa phái sinh của Nhà đầu tư Việt Nam tới các Sàn giao dịch hàng hóa Quốc tế.
Trung tâm thanh toán bù trừ trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam là Đơn vị thuộc Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam có chức năng thiết lập tài khoản giao dịch, thanh toán bù trừ, thu giữ tiền kí quĩ, giao nhận những công cụ mua bán, và báo cáo dữ liệu giao dịch.
Trung tâm giao nhận hàng hóa trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam là Đơn vị thuộc Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam có chức năng thực hiện trung gian giao nhận hàng hóa và trung gian thanh toán khi Bên Mua và Bên Bán tiến hành thực hiện Hợp đồng bàng phương thức Giao nhận hàng hóa.
6.6 Ngân hàng :
Ngân hàng hoạt động trong Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam thực hiện việc luân chuyển tiền ký quỹ, tiền thanh toán cũng như tiền thực hiện Hợp đồng giữa các chủ thể MUA – BÁN với nhau.
Là Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền giữa Nhà đầu tư và Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam có đơn vị trung gian là Thành viên Kinh doanh.
Là Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền, thanh toán giữa Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam và các Sở Giao dịch hàng hóa trên Thế Giới. Hiện nay, BIDV là ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán Bù trừ Quốc tế cho Thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam.
Các Sở Giao Dịch hàng hóa Quốc Tế là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh tại các nước khác ngoài lãnh thổ Việt Nam đã được đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI)
CQG là phần mềm giao dịch hàng hóa hàng đầu thế giới, được sử dụng tại nhiều quốc gia và được khuyên dùng bởi các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên Thế giới. Tại Việt Nam, CQG là phần mềm duy nhất cho cả nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên, bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV.
CQG là đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm giao dịch phái sinh hàng hóa hàng đầu trên thị trường. Nền tảng giao dịch của CQG cung cấp dữ liệu thị trường chính xác cùng các công cụ phân tích kỹ thuật tiên tiến. Hiện tại CQG là đối tác cung cấp giải pháp của nhiều Futures Commission Merchant lớn trên thế giới và cung cấp truy cập trực tiếp tới hơn 45 Sở giao dịch trên thế giới.
Các loại phần mềm CQG thực hiện giao dịch trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam :
- CQG Trader
- CQG Desktop
- CQG Mobile
Phần mềm M-System là hệ thống quản trị giao dịch do Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV) xây dựng, phát triển và đưa vào vận hành chính thức từ tháng 02/2021. Hệ thống M-System cung cấp cho người dùng những nhóm tính năng quản trị sau:
- Chức năng quản trị người dùng: Xem thông tin, tạo mới, cập nhật thông tin, các tham số của người dùng …
- Chức năng quản trị giao dịch: Xem, tra cứu dữ liệu giao dịch, lệnh của khách hàng, lịch sử danh sách giao dịch, danh sách lệnh …
- Chức năng quản trị tài khoản tài khoản giao dịch: Xem, giám sát các thông tin về trạng thái mở, trạng thái tất toán, thông tin ký quỹ của tài khoản khách hàng …
- Chức năng quản trị thông tin thị trường: Xem, tra cứu các thông tin về hàng hóa, hợp đồng, tỷ giá, tiền tệ của các hàng hóa đang liên thông tại MXV …
Trong khi CQG là phần mềm tối ưu cho hoạt động giao dịch của nhà đầu tư, thì M-System đang là phần mềm tốt nhất tại Việt Nam trong việc quản trị giao dịch dành cho cả nhà đầu tư, các nhà môi giới và các Thành viên thị trường trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam.
Là phí đặt lệnh khi lệnh được khớp. Phí giao dịch được tính trên 1 Hợp đồng Hàng hóa phái sinh ( 1 LOT). Mức phí được quy định bở Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam – MXV, được thông báo và niêm yết rõ ràng trên website và công văn từ MXV. Phí giao dịch thường nằm trong khoảng 150.000đ – 350.000đ/lot tùy thuộc vào loại hàng hóa và khối lượng hợp đồng.
Xem thêm Bảng phí giao dịch trong Thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam
Không tốn Phí Qua đêm khi giao dịch tại Thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam.
Không tốn Phí - Lãi Margin khi giao dịch tại Thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam.
Không Thuế thu nhập khi giao dịch tại Thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam.
Ký quỹ hàng hóa trong Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam là số tiền mà Nhà đầu tư phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ giao dịch Hàng hóa phái sinh.
Đây không phải là phần tiền thanh toán trả trước của toàn bộ hợp đồng mà là khoản tiền đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ tại thời điểm đáo hạn hợp đồng phái sinh.
Hiện tại trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam có 4 nhóm nông sản với 42 loại sản phẩm có mức ký quỹ khác nhau, Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư ngay với số vốn ban đầu chỉ từ 10 triệu đồng.
Xem thêm Mức Ký Quỹ các loại Hàng hóa trong Thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam
– Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM): Là khoản tiền nhỏ nhất mà nhà đầu tư phải đặt vào tài khoản để có thể nắm giữ một khối lượng hợp đồng (đủ điều kiện đặt lệnh mở mới)
– Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin – MM): Để duy trì vị thế và không bị đóng lệnh bắt buộc.
– Ký quỹ biến đổi (Variation Margin – VM): Khoản tiền cần nộp thêm khi ký quỹ dưới mức yêu cầu.
– Ký quỹ giao nhận hàng hóa (Delivery Margin – DM): Áp dụng sau ngày thông báo đầu tiên khi có ý định tham gia giao nhận hàng hóa.
Mức ký quỹ yêu cầu = 100% mức ký quỹ ban đầu đối với doanh nghiệp và 120% với cá nhân
Nhà đầu tư phải tuân thủ mức ký quỹ này khi tham gia giao dịch thì mới có đủ điều kiện đặt lệnh
Mức ký quỹ duy trì = 100% mức ký quỹ ban đầu
Nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo trên phần mềm giao dịch và qua email về cảnh báo mức ký quỹ. Nhà đầu tư cần thực hiện bổ sung ký quỹ về mức ký quỹ ban đầu. Nếu tài khoản vi phạm mức ký quỹ này trong 3 ngày liên tiếp (theo sao kê cuối ngày), một phần hoặc toàn bộ các vị thế mở (các lệnh ở trạng thái mở) của tài khoản giao dịch này sẽ bị tất toán (đóng lệnh bắt buộc) vào ngày giao dịch tiếp theo để đảm bảo an toàn ký quỹ
Mức hủy các lệnh chờ khớp = 70% mức ký quỹ ban đầu
Nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo trên phần mềm giao dịch. Vi phạm mức ký quỹ này, toàn bộ các lệnh chờ của tài khoản giao dịch này sẽ bị hủy
Mức tất toán vị thế bắt buộc = 40% mức ký quỹ ban đầu
Nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo qua tin nhắn về số điện thoại đăng ký mở tài khoản. Vi phạm mức ký quỹ này, toàn bộ các vị thế mở của tài khoản giao dịch này sẽ bị tất toán (đóng lệnh bắt buộc)
Để tham gia Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam, trước hết, Nhà đầu tư cần liên hệ các Thành Viên Kinh Doanh đã được Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam cấp phép để tiến hành cung cấp thông tin mở tài khoản giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam .
Sau khi được Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam tiếp nhận thông tin và mở tài khoản, Nhà đầu tư tiến hành nộp ký quỹ bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của Thành Viên Kinh Doanh theo mã tài khoản định danh của Nhà đầu tư đã được Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam. Khi nhận được tiền, Thành Viên Kinh Doanh thực hiện chuyển tiền lên Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam và tiến hành báo có vào tài khoản định danh của Nhà đầu tư.
Khi tài khoản định danh của Nhà đầu tư đã được ghi nhận báo có, Nhà đầu tư có thể thực hiện đặt lệnh mua bán trực tiếp trên phần mềm CQG hoặc có thể thực hiện đặt lệnh thông qua Thành Viên Kinh Doanh
Đây là những Nhà Đầu Tư đóng vai trò là đơn vị tạo Nguồn Cung trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam, vì vậy, khi giá của hàng hóa càng cao thì sẽ làm Doanh thu tăng và Lợi nhuận đặt được cao hơn. Do đó, để đạt được hiệu quả cao nhất, thì Nhà Đầu Tư theo dõi và tiến hành đặt lệnh BÁN (SELL) khi giá hàng hóa tiến đến các vùng giá cao, vùng giá đỉnh của chu kỳ sản phẩm.
Đây là những Nhà Đầu Tư đóng vai trò là đơn vị tạo Nguồn Cầu trên Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam, vì vậy, khi giá của hàng hóa càng thấp thì sẽ làm giảm Giá Vốn Hàng Bán qua đó góp phần làm tăng Lợi nhuận. Do đó, để đạt được hiệu quả cao nhất, thì Nhà Đầu Tư theo dõi và tiến hành đặt lệnh MUA (BUY) khi giá hàng hóa tiến đến các vùng giá thấp, vùng giá đáy của chu kỳ sản phẩm.
Đối với Nhà đầu tư tìm kiếm Lợi nhuận thông qua việc chênh lệch giá : Nhà Đầu Tư cần tiến hành theo các bước :
- Lựa chọn Sản phẩm hàng hóa phù hợp với kiến thức, sở thích và nguồn vốn đầu tư
- Tham gia các khóa đạo tạo cơ bản và Chuyên Sâu của thitruonghanghoa.com.vn Tại Đây.
- Theo dõi thị trường, thực hiện thao tác lệnh DEMO trên phần mềm CQG
- Nộp tiền ký quỹ, thực hiện đặt lệnh trên phần mềm CQG và quản lý lệnh trên phần mềm M-system.
- Thao khảo tín hiệu từ các chuyên gia hoặc tham khảo tư vấn từ các NVKD của thitruonghanghoa.com.vn.
Trang thông tin thitruonghanghoa.com.vn được lập ra với vai trò và chức năng :
- Cung cấp thông tin cập nhật về các loại Hàng hóa và Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam.
- Phân tích xu hướng giá và Nhận định Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam.
- Hỗ trợ đào tạo từ Cơ bản đến Chuyên sâu cho Nhà Đầu Tư khi bắt đầu tham gia Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam.
- Đồng hành Đầu tư cùng Khách hàng xuyên suốt thời gian giao dịch.
Do đó, Nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi bắt đầu tham gia Thị trường hàng hóa Phái sinh Việt Nam với sự hỗ trợ xuyên suốt và tận tâm của đội ngũ NVKD và CSKH của thitruonghanghoa.com.vn.
Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, tư vấn Quý Khách hàng hãy đăng ký vào FORM bên dưới. Bộ phận Kinh doanh và CSKH của thitruonghanghoa.com.vn sẽ liên hệ lại Quý Khách hàng trong thời gian sớm nhất.